Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Mới đây, nhóm iFixit đã tiếp tục mổ xẻ siêu phẩm G5 của LG.

Sau những tranh cãi liên quan tới chất liệu LG G5, được làm từ kim loại hay nhựa? Mới đây, iFixit đã mổ bụng chiếc smartphone này. Các chuyên gia của iFixit hy vọng, nhờ có cơ chế tháo lắp module tiện lợi, G5 sẽ dễ sửa chữa và thay thế.

Vậy đằng sau khả năng tháo lắp thần thánh kia, bên trong LG G5 chứa những gì?

Đầu tiên là tháo rời module pin và cạnh dưới. Công đoạn này vốn dĩ rất đơn giản trên LG G5.

Các thành phần linh kiện bên trong LG G5 sau khi được "chụp X quang".

Tiếp tục tháo rời viên pin khỏi cạnh dưới. Công đoạn này cũng khá dễ dàng. Lưu ý duy nhất là người dùng nên nắm chắc 2 bộ phận, tháo mạnh tay.

Nhẹ nhàng tháo tiếp phần cạnh dưới bằng nhựa. Đây đồng thời cũng là nơi chứa cổng kết nối USB Type-C trên LG G5.

Đánh giá sơ bộ, cổng USB Type-C trên G5 tháo lắp khá dễ dàng, thay thế đơn giản. Cạnh dưới của G5 là nơi chứa cụm loa và một vài thành phần thu phát sóng.

Tiếp tục tháo rời khay đựng SIM, đồng thời là nơi đặt thẻ nhớ.

Để tháo rời phần thân máy và màn hình, chúng ta chỉ cần sử dụng tua vít, không khó khăn như iPhone hay Galaxy S7 của Samsung.

Sau khi tháo rời pin và màn hình, những gì còn sót lại trên thân máy chỉ là là mô tơ rung, jack cắm tai nghe và các nút bấm vật lý.

Một vài thành phần trên LG G5 được trang bị khả năng chống nước, khá giống với những gì tìm thấy trên iPhone SE. Cảm biến vân tay trên G5 hơi khác so với Nexus 5X, nhưng các chân tiếp xúc lại khá tương đồng.

Tiếp tục tháo rời cụm camera 16 MP trên LG G5.

Đã lấy được bo mạch chủ một cách dễ dàng.

Đây là 3 cụm camera có trên LG G5. Từ trái sang là camera 16 MP (khẩu độ f/1.8, cảm biến 1/2.6") có hỗ trợ công nghệ ổn định hình ảnh quang học. Tiếp theo là camera 8 MP góc rộng 135 độ (khẩu độ f/2.4). Cuối cùng là camera selfie 8 MP phía trước.

Đây là bo mạch chính của LG G5.
Màu đỏ là RAM 4 GB LPDDR4 do Samsung sản xuất.
Màu cam là bộ nhớ flash 32 GB cũng do Samsung sản xuất.
Màu vàng là mạch NFC.
Màu xanh lá cây là IC Quick Charge 3.0.
Màu hồng là chip Qualcomm WSA8815 Audio Codec.

Tiếp tục lật mặt sau của bo mạch.
Màu đỏ là chip Wifi.
Màu cam là chip LTE.
Màu xanh nước biển là Qualcomm PM8996 Power Management IC.
Màu hồng là Qualcomm PMI8996 Power Management IC.

Điều thú vị là khi nhìn vào sản phẩm, chúng ta biết được LG từng đặt mã tên cho G5 là Alice, một cách tên rất dễ thương.

Tất tần tật những gì được mổ ra từ LG G5.

Kết luận:
- Đánh giá mức độ sửa chữa: 8/10 điểm.
- Cơ chế tháo rời viên pin giúp việc thay thế pin trên LG G5 dễ dàng hơn.
- LG G5 hầu như không sử dụng keo dính, mà chủ yếu là ốc vít nên dễ dàng tháo lắp.
- LG G5 sử dụng nhiều module, linh kiện dễ dàng sửa chữa, thay thế khi cần thiết.

Nguồn: Genk.vn
Ngay từ những ngày đầu năm 2016, nhà sản xuất Hàn Quốc là LG đã lên tiếng xác nhận hàng loạt những sự cố 'đột tử' trên smartphone G4. Sự cố này được ghi nhận khi nhiều người dùng trên thế giới cùng mô tả về tình trạng LG G4 đang sử dụng nhưng đột ngột tắt ngóm và không thể khởi động lại.

Những tưởng sau sự cố nói trên, LG G5 - chiếc smartphone siêu phẩm mới nhất của công ty Hàn Quốc sẽ không còn gặp phải lỗi 'đột tử' cực kì khó chịu. Thế nhưng, dựa theo những chia sẻ mới đây từ người dùng cộng đồng XDA quốc tế, một số máy LG G5 đã xuất hiện lỗi bootloop nói trên.


Cụ thể, lỗi bootloop trên LG G5 bắt đầu được ghi nhận cách đây khoảng 2 tuần, khi người dùng có tên Illmatic662 đăng tải lên XDA và nói rằng chiếc G5 phiên bản mở mạng của anh mua trên Amazon đã liên tục phải khởi động lại cho tới khi máy hư hỏng nặng và không thể bật lên được nữa.

Tương tự như vậy, người dùng có tên blarg cũng xác nhận sự cố bootloop trên chiếc LG G5 phiên bản dành cho nhà mạng Sprint mang mã LS992. Còn tính cho tới thời điểm hiện tại, ít nhất 7 người dùng đã gặp phải lỗi 'đột tử', bao gồm nhiều phiên bản: AT&T, Sprint cho tới cả LG G5 quốc tế.


Người dùng blarg cho biết:

"Chiếc LG G5 của tôi thậm chí còn chẳng hề nóng lên. Ban đầu, máy xảy ra hiện tượng treo logo và tự khởi động lại. Chúng khởi động liên tục và không hề ngừng nghỉ. Thỉnh thoảng chiếc LG G5 của tôi vào được tới màn hình chính, nhưng ngay khi phần yêu cầu mật khẩu hiện lên, máy lập tức khởi động lại.

Thật khó để giải thích cho toàn bộ sự cố liên quan tới LG G5. Ban đầu, máy có thể tự khởi động tới 6-7 lần và hoạt động bình thường sau đó. Nhưng lần gần đây nhất chiếc G5 của tôi tự khởi động là trước khi màn hình máy trở về đen ngòm và không bao giờ bật lại được nữa".
Ngoài ra, một số người dùng cũng cho biết, ngay sau khi chiếc LG G5 của họ gặp phải sự cố, họ đã gửi máy tới đại diện của công ty LG ở nước sở tại để bảo hành. Trong khi một số khác kém may mắn hơn phải mất hoàn toàn phí cho việc sửa chữa khi mua máy trên các trang thương mại điện tử.

Về phía LG, đại diện của công ty này vẫn chưa đưa ra bất kì thông báo nào liên quan tới lỗi bootloop được người dùng phát hiện trên smartphone G5. Rất có thể, số lượng LG G5 gặp phải sự cố quá ít ỏi, nên công ty Hàn Quốc vẫn đang theo dõi và chưa thể kết luận được nguyên nhân.


Còn như sự cố trước đó, LG khẳng định G4 đã gặp phải lỗi bootloop. Tạm hiểu là chiếc G4 sẽ cố gắng khởi động lại liên tục, cho tới khi máy hoàn toàn hư hỏng nặng và không thể khởi động lại được nữa. Khi đó, LG cho rằng, rất có thể đây là một sự cố phát sinh từ phần cứng, cũng như các linh kiện có trong smartphone.
Đáng chú ý, trong vụ việc đó, LG từng tuyên bố sẽ sửa chữa toàn bộ các máy LG G4 đã và đang gặp phải sự cố nói trên. Đồng thời, đại diện hãng cũng gửi lời xin lỗi chân thành tới những người dùng đã gặp phải rắc rối với chiếc LG G4 trong thời gian qua.

Nguồn: Genk.vn
Sau sự cố với LG G4 và mới nhất là G5, nhiều người dùng yêu thích LG những tưởng vẫn còn có thể tin dùng những chiếc LG V10 sang trọng để tránh khỏi dớp đột tử quá lớn của LG, thì mới đây rất nhiều người dùng đến từ các diễn đàn công nghệ lớn trên thế giới bắt đầu ghi nhận hàng loạt máy LG V10 có chung 1 dấu hiệu: rơi vào bootloop sau khi đột ngột tắt nguồn.

Khởi nguồn của vấn đề

Hiện tượng LG V10 rơi vào Bootloop đã bắt đầu xuất hiện trên diễn đàn xda nổi tiếng từ tháng 1 năm nay nhưng do chỉ có 1 chiếc nên chưa có ai chú ý tới và vẫn chỉ cho rằng đây là do chủ nhân sử dụng không đúng hoặc kém may mắn.


Sự việc bắt đầu nghiêm trọng hơn khi đến khoảng tháng 6 và tháng 7 đã xuất hiện thêm vài trường hợp nữa với triệu chứng tương tự. Số lượng ca đột tử trên LG V10 ngày càng tăng nhưng điều lạ là những người dùng này đều không nhận được bất cứ hỗ trợ về bảo hành nào từ cả phía LG và phía nhà mạng. Nó giống như một căn bệnh hiểm nghèo cần được che giấu để tránh gây bất ổn vậy.

Trong số những máy LG V10 không may dính lỗi đột tử, có những máy có thể sống lại sau khi Flash lại Firmware nhưng số còn lại thì vẫn vô phương cứu chữa. Một hiện tượng có thể nói là giống hệt với tình trạng của dòng LG G4 trước đây.

Hiện tượng này vẫn tiếp tục xuất hiện ngày càng nhiều trên các diễn đàn lớn cho đến tận ngày hôm nay. Người dùng đang sử dụng điện thoại bình thường thì bỗng máy đột nhiên sập nguồn và liên tục lặp lại quá trình khởi động với dòng chữ LG Life's Good.

Reddit, Youtube, XDA và rất nhiều diễn đàn nổi tiếng khác trên thế giới đều đã xuất hiện những người dùng bị dính lỗi này.

Cách sửa thành công vẫn là "nấu ăn"

Giống như món G4 bỏ lò, một số người dùng đến từ diễn đàn của Android Central đã đưa ra 1 cách sửa mà anh đã thành công như sau:


"Vấn đề có lẽ vẫn đến từ việc quá nhiệt giống như trên G4, Khi điện thoại bị nóng, một số chân dẫn tới chip nhớ hoặc 1 con chip quan trọng nào đó sẽ bị rời ra và mất kết nối với main điều này khiến điện thoại không nhận được tín hiệu và rơi vào bootloop. Tôi đã thử khắc phục tình trạng này bằng cách ném nó vào tủ lạnh và dẫn 1 sợi dây USB ra ngoài để thực hiện backup dữ liệu trên máy ra máy tính và khá may mắn là quá trình cóp lại dữ liệu đã thành công trong môi trường tủ lạnh".

Rất có thể việc cấp đông cũng khiến cho ROM không bị nung nóng dẫn tới lỏng mối hàn trên main và máy có thể tiếp tục flash lại Firmware và chúng ta có thêm món thứ 2 trong thực đơn LG đó là "kem V10".

Lỗi đến từ đâu?

Vậy là cả LG G4, G5 và V10 đều có những cách sửa lg V10 khá thú vị như trên nghĩa là lỗi này xuất phát từ phần cứng của LG chứ không do phần mềm.

Hơn nữa, khoảng 2 tháng trước, cộng đồng người dùng LG đã truyền tay nhau một bản patch giúp LG G4 tránh được lỗi đột tử, thực chất đây là một bản firmware hạ xung cho con chip của LG G4 giúp nó chạy ở xung nhịp thấp hơn bình thường qua đó tránh được việc quá nhiệt trong quá trình khởi động và sử dụng.
Điều này càng khẳng định rõ ràng, lỗi đột tử đến từ tất cả các sản phẩm LG gần đây có vẻ đã mắc chung 1 lỗi phần cứng đó là quá nhiệt. Và lỗi này có lẽ đến từ dây chuyền sản xuất của LG nên việc đột tử mới xuất hiện trên cả 3 dòng sản phẩm kéo dài từ hơn 1 năm trước tới tận bây giờ.

Tham khảo Androidauthority
Nguồn: Genk.vn